Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh, để giáo dục phát triển mạnh và bền vững cần rất nhiều yếu tố, như nguồn nhân lực, chương trình đào tạo, công tác quản trị, quản lý; tài chính và ngân sách,... Trong đó, tài chính và ngân sách là một trong những yếu tố trụ cột quan trọng, tạo tiền đề cho giáo dục phát triển.
![]() |
Tại phiên họp, nhóm nghiên cứu của Học viện Tài chính đề xuất hướng để nâng hiệu lực chi ngân sách nhà nước cho giáo dục. Đó là, cần quy định và ràng buộc trách nhiệm cụ thể của các cơ quan quản lý ngành giáo dục ở trung ương và địa phương trong việc tham mưu, phối hợp tham gia cùng với cơ quan tài chính, cơ quan kế hoạch và đầu tư trong quá trình quản lý NSNN chi cho giáo dục.
Nhóm nghiên cứu cũng cho rằng cần duy trì quy mô chi ở mức 20% tổng chi cân đối NSNN của quốc gia. Tuy nhiên, cần xác định tỷ lệ chi cho giáo dục phù hợp với chi NSNN ở từng địa phương.
Đồng thời, cần điều chỉnh cơ cấu chi NSNN cho giáo dục giữa các bậc học; xây dựng tiêu chí ưu tiên phân bổ chi đầu tư cho ngành giáo dục tại địa phương; nâng cao chất lượng thiết kế và tăng cường giám sát, đánh giá các chương trình mục tiêu đầu tư cho lĩnh vực giáo dục.
Thảo luận tại phiên họp, nhấn mạnh khối đại học có ba trụ cột là đào tạo, nghiên cứu và tư vấn chính sách cho Nhà nước và địa phương, PGS Hoàng Thị Thuý Nguyệt (Học viện Tài chính) đề xuất cần tăng chi NSNN cho giáo dục đại học trong bối cảnh 4.0.
Tăng đầu tư cho giáo dục đại học cũng là đề xuất của GS Nguyễn Lân Dũng, đặc biệt là đầu tư cho nghiên cứu, ít nhất là những ngành thực hành. Bởi theo ông đây chính là giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, chất lượng đầu ra.
Cần công khai tài chính như 1 doanh nghiệp?
Song, một số ý kiến cho rằng, cần có thêm nghiên cứu cho việc phân bổ chi ngân sách, bởi cấp học nào cũng cần đầu tư thích đáng.
Để đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả chi ngân sách, PGS Thuý Nguyệt cũng cho rằng, rất cần thiết minh bạch hoá các nguồn lực từ ngân sách và xã hội cho giáo dục, đây đồng thời là căn cứ để lập kế hoạch trung và dài hạn.
Đồng quan điểm, TS Lê Trường Tùng (ĐH FPT) nhấn mạnh, trong giáo dục thường ngại nói đến tài chính, nhưng không thể phủ nhận đây là điều kiện quan trọng quyết định chất lượng của hệ thống giáo dục. Theo đó, tài chính không đơn thuần là sử dụng ngân sách nhà nước, mà bao gồm cả học phí và vốn của nhà đầu tư. Thực tiễn của các trường ĐH lớn ở nước ngoài hầu hết đều phải công khai tài chính hàng năm như một doanh nghiệp.
GS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng, để đảm bảo hiệu lực và hiệu quả chi NSNN, ngành giáo dục cần đóng vai trò chủ yếu trong dự toán, phân bổ, quyết toán ngân sách từ trung ương đến địa phương.
Ông Lê Quốc Tiến, Giám đốc Sở GD-ĐT Hải Phòng thì đề xuất cần có cơ sở dữ liệu ngành của 63 tỉnh, thành; liên tục cập nhật chi ngân sách hàng năm, qua đó cung cấp được bức tranh toàn hệ thống giáo dục, là căn cứ để ra quyết sách và lập kế hoạch.
Hải Nguyên
ĐH Quốc gia Hà Nội là đại diện Việt Nam có tên trong top 801-1000 bảng xếp hạng đại học thế giới THE năm 2021.
" alt=""/>Đề xuất tăng chi ngân sách nhà nước cho giáo dục đại họcLên kế hoạch đạt vé vàng
Chia sẻ với VietNamNet, Hoàng Yến cho biết việc từng là Quán quân Hult Prize Vietnam trong khuôn khổ giải thưởng về doanh nghiệp xã hội lớn nhất thế giới cho sinh viên Quản trị kinh doanh, giúp cô luôn ý thức tạo những ảnh hưởng tích cực tới xã hội. Miss Universe Vietnam 2022 là nơi có thể giúp 9x thực hiện những điều tốt đẹp cho cộng đồng và phát triển lên mức doanh nghiệp xã hội chứ không chỉ những dự án ngắn hạn.
“Sau khi biết vòng sơ khảo có vé vàng, tôi đã lên kế hoạch chinh phục nó. Tôi tìm hiểu sâu những vấn đề thời sự để có thể tự tin bày tỏ quan điểm nếu nhận được câu hỏi. Không có chiều cao nổi trội, tôi cần thể hiện thế mạnh giao tiếp để nổi bật”, cô tâm sự khi lập kế hoạch để đoạt vé vàng.
![]() | ![]() |
Trước khi dừng mọi công việc để tập trung cho cuộc thi, Hoàng Yến nhiều năm làm cố vấn chiến lược kinh doanh cho các dự án trong và ngoài nước, giúp các doanh nghiệp tiếp cận thị trường Việt Nam. Việc nghiên cứu thị trường giúp 9x hiểu sâu các vấn đề của Việt Nam từ chính trị, văn hoá và pháp luật
Thời sinh viên, người đẹp đã làm nghiên cứu thị trường từ xa cho một vài công ty Mỹ. Ngoài ra, cô cũng có kinh nghiệm ở các lĩnh vực khác như: tiếp thị số, giáo viên tiếng Anh cho trẻ em nghèo tại Thái Lan trong một dự án thuộc 16 mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc. Nhờ đó, cô trải nghiệm nhiều mô hình kinh doanh từ khởi nghiệp đến doanh nghiệp lớn, toàn cầu; từ Việt Nam đến Mỹ, châu Âu; từ vai trò thành viên đến lãnh đạo và trở nên trưởng thành hơn, vượt qua giới hạn bản thân.
Hoàng Yến từng đến 14 quốc gia thuộc châu Á, Âu và Mỹ; vừa phục vụ công việc, tham gia các cuộc thi, dự án cộng đồng, vừa kết hợp du lịch một mình. Việc đi nhiều nơi giúp cô tôi tiếp xúc với mọi đối tượng hiểu góc khuất đằng sau nhiều vấn đề để nhìn nhận thế giới khách quan và thông cảm hơn. Ở mỗi nền văn hoá, cô học nhiều điều: cách yêu bản thân, biết bảo vệ mình và lên tiếng trước những vấn đề xã hội.
![]() | ![]() |
Hoàng Yến từng trải qua nhiều khó khăn, thách thức. Thời sinh viên, khi muốn đi tình nguyện tại Thái Lan, cô làm 3 công việc cùng lúc: giao hàng thuê vào buổi sáng, trợ giảng và lễ tân tại trung tâm tiếng Anh vào buổi chiều, tranh thủ thời gian rảnh làm việc từ xa về phân tích thị trường cho các công ty Mỹ. Suốt 2 tháng, cô chỉ ngủ 4 tiếng mỗi ngày, lao động cật lực để có đủ tiền sang Thái Lan, cũng là bước chân đầu tiên trong hành trình khám phá thế giới.
![]() | ![]() |
“Tôi là nhân tố đặc biệt của cuộc thi”
Hoàng Yến quan tâm sâu sắc đến môi trường, nhất là vấn đề tiêu dùng nhanh ở những nước đang phát triển bởi việc xử lý nguồn rác thải này nặng nề, dễ gây ô nhiễm nguồn nước, đất đai.
“Ở những nước phát triển, họ thậm chí xuất khẩu rác thải điện tử sang các nước nghèo vì khó xử lý và để lại hậu quả cho môi trường. Tôi muốn giải quyết vấn đề này tại Việt Nam qua việc vận động những quỹ đầu tư về môi trường để đàm phán với các sàn thương mại điện tử lớn, đặt ra các chế tài kiểm soát sản phẩm gây hại đến môi trường. Với những sản phẩm vẫn dùng được, tôi muốn thành lập quỹ để trao đổi quần áo, đồ điện tử qua hình thức một ứng dụng trực tuyến”, người đẹp trải lòng.
![]() | ![]() |
Bước vào cuộc thi, từ không biết catwalk, trang điểm chuẩn theo phong cách hoa hậu; các buổi đào tạo đã giúp Hoàng Yến cải thiện nhiều: biết bộc lộ cảm xúc đẹp hơn, tạo dáng chuyên nghiệp hơn trước ống kính và tự tin khi sải bước trên sàn diễn.
Chiến thắng tập 4 truyền hình thực tế, 9x rất hạnh phúc, đặc biệt về câu hỏi của Á hậu Hoàng My về việc dưới 1,65 m có nên thi hoa hậu hay không. “Chiều cao luôn là tiêu chuẩn trong các cuộc thi sắc đẹp nhưng vẻ đẹp bên trong ngày càng được coi trọng hơn. Tôi tự hào về chiều cao 1m64 và tin mình có đủ bản lĩnh, trí tuệ để phát ngôn về những vấn đề cấp thiết trong xã hội.
Ngoài ra, chủ đề tranh luận năm nay thực tế và thú vị. Tôi vui vì được vận dụng hết chất xám để lên tiếng về những vấn đề này. Tuy nhận chủ đề nhạy cảm là chăm sóc vùng kín của phụ nữ nhưng tôi nghĩ đây điều cần được chú trọng và bình thường hoá khi đề cập đến. Tôi dùng câu chuyện của chính mình với ngôn từ dung dị nhất để truyền tải thông điệp đến công chúng nhằm hy vọng lan tỏa và góp phần nâng cao sức khỏe phụ khoa của nữ giới Việt Nam”, Hoàng Yến bày tỏ.
![]() | ![]() |
Được công chúng chú ý, Hoàng Yến ý thức mình phải cố gắng nhiều hơn nữa. Được trân trọng vẻ đẹp tri thức cùng những trải nghiệm, 9x không còn e dè về chiều cao hạn chế sẽ khiến mình nhỏ bé hơn các thí sinh có nhiều kinh nghiệm trong làng giải trí.
“Tôi chỉ đặt mục tiêu đơn giản: tạo được sức ảnh hưởng nhất định để thực hiện những dự án cộng đồng về môi trường, giáo dục tại Việt Nam. Bên cạnh đó, khi quảng bá văn hoá Việt Nam tới thế giới, tôi mong nhận được sự ủng hộ từ người dân nước mình cũng như bạn bè quốc tế nhiều hơn để ngày càng lan tỏa nhiều giá trị tích cực”, Hoàng Yến thổ lộ.
Đức Thắng
" alt=""/>Nguyễn Hoàng YếnCũng theo đánh giá của Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm, ở các mảng hoạt động như trang thông tin điện tử, mạng xã hội trong nước, kể cả ngành sản xuất hay phát hành game trong nước, có một điểm chung là dấu hiệu đi xuống, số lượng doanh nghiệp vẫn nhiều, số lượng đơn vị tham gia vẫn nhiều nhưng doanh thu và lợi nhuận giảm.
Số liệu của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (PTTH&TTĐT) cho thấy, đến cuối tháng 11/2022, tổng số tổ chức, doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động là hơn 500.
Tuy nhiên, trong 11 tháng đầu năm nay, chỉ có 6 giấy chứng nhận được cấp so với 60 giấy chứng nhận cùng kỳ năm ngoái, giảm tới 90%. Đáng chú ý, doanh thu của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động năm 2022 đạt khoảng 4.400 tỷ đồng, giảm khoảng 20% so với cùng kỳ năm 2021.
Theo đánh giá của Cục PTTH&TTĐT, một trong những nguyên nhân khiến cho danh sách đơn vị đăng ký cung cấp dịch vụ nội dung giảm mạnh là đã bão hòa về số lượng.
Cơ quan này cũng phân tích, doanh thu năm 2022 của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung trên mạng viễn thông di động bị sụt giảm khoảng 20% so với năm ngoái một phần do nhiều nội dung đơn điệu, không có sự sáng tạo, đổi mới nên không giữ chân được khách hàng, trong khi những nội dung tương tự cung cấp miễn phí rất sẵn trên Internet.
Bên cạnh đó, thời gian qua, đặc biệt là 6 tháng cuối năm 2022, Bộ TT&TT phối hợp với các cơ quan chức năng siết chặt công tác quản lý, thanh tra kiểm tra việc cung cấp dịch vụ nội dung trên mạng viễn thông di động cũng như các doanh nghiệp viễn thông. “Các doanh nghiệp viễn thông đã siết chặt quản lý các nhóm dịch vụ nội dung. Với những nhóm dịch vụ nội dung có dấu hiệu vi phạm, các doanh nghiệp chủ động ngừng kết nối. Đây cũng là một lý do dẫn đến sự sụt giảm doanh thu”, đại diện Cục PTTH&TTĐT cho hay.
Đại diện Cục PTTH&TTĐT thông tin thêm, Thanh tra Bộ TT&TT đang tiếp tục thanh tra, kiểm tra hoạt động của các đơn vị cung cấp dịch vụ nội dung trên mạng viễn thông di động.
Với mảng trò chơi điện tử trên mạng (game online), báo cáo của các doanh nghiệp, doanh thu ước tính năm 2022 là 10.000 tỷ đồng, tăng hơn 30% so với năm ngoái; số lượng lao động gần như được giữ vững qua các năm. Tuy vậy, chính các doanh nghiệp game như VTC Mobile, Soha Game chia sẻ đang gặp nhiều khó khăn. “Trong năm 2022, nhìn chung doanh nghiệp Việt làm game và ngành game rất khó khăn, cả quy mô hoạt động cũng như doanh thu”,đại diện VTC Mobile cho hay.
Năm 2023, Bộ TT&TT dự kiến triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy phát triển lĩnh vực trò chơi điện tử trên mạng trong nước như ban hành Chiến lược phát triển game online giai đoạn 2022 - 2027, đặt mục tiêu khuyến khích sản xuất và phát hành game do người Việt xây dựng để giảm tỷ lệ game nhập khẩu; phối hợp với các bộ, ngành liên quan đề xuất xây dựng các chính sách khuyến khích doanh nghiệp sản xuất và phát hành trò chơi tại thị trường trong nước…
" alt=""/>Vì sao doanh thu dịch vụ nội dung trên mạng di động sụt giảm 20%?